Trong bối cảnh ngành công nghiệp thép Việt Nam đang phát triển vượt bậc và đối mặt với nhiều thách thức từ cạnh tranh quốc tế, chính phủ đã ra quyết định áp thuế 6.3% đối với thép cuộn nhập khẩu. Quyết định này đã đem đến nhiều cơ hội cho ngành thép nước ta.
Việt Nam áp mức thuế 6.3% đối với thép cuộn, thép dây nhập khẩu
Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 693/QĐ-BCT để gia hạn áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh biển pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép cuộn và thép dây. Theo khoản 1 Điều 72 Luật Quản lý ngoại thương 2017, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là hành vi nhằm trốn tránh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực thi biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Thép dây cuộn bị áp dụng thuế khi nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm những sản phẩm có mã HS: 7213.91.90, 7217.10.10, 7217.10.29, 7229.90.99, 9839.10.00. Cụ thể:
– Từ ngày 22/03/2023 đến 21/03/2024, mức thuế được áp dụng là 6.3%
– Từ 22/03/2024 đến 21/03/2024, mức thuế được áp dụng là 6.2%
– Từ 22/03/2025 đến 21/03/2026, mức thuế áp dụng là 6.1%
– Từ 22/03/2026, mức thuế trở về 0%
Từ ngày 22/03/2023, thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị áp thuế 6.3%.
Doanh nghiệp thép trong nước hưởng lợi
Trước đây, khi các sản phẩm thép dây cuộn nhập khẩu được giá rẻ hơn, các nhà máy sản xuất thép trong nước đã phải cạnh tranh mạnh mẽ và nỗ lực tối đa để duy trì thị phần và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, việc áp thuế sẽ làm cho giá cả sản phẩm thép cuộn nhập khẩu tăng lên, giúp làm giảm sự cạnh tranh từ những sản phẩm này. Điều này có thể giúp nha may san xuat thep trong nước sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn và cơ hội tăng doanh số bán hàng trong nước. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để các nha may san xuat thep trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất và tăng năng suất, từ đó cải thiện hiệu quả sản xuất và nâng cao định giá sản phẩm.
Ngoài ra, việc áp thuế cũng có thể khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước thay vì sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Điều này có thể giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thép trong nước.
Việc áp thuế 6.3% đối với thép cuộn và thép dây cuộn nhập khẩu là một quyết định có tính đến lợi ích của ngành công nghiệp thép trong nước và mục tiêu bảo vệ thương mại. Trước động thái này, các nhà máy sản xuất thép cần tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức để phát triển bền vững, cải thiện hiệu suất sản xuất trong bối cảnh thị trường có nhiều biến đổi và cạnh tranh.