Chiến lược phát triển ngành đến năm 2050 của công ty thép

      Chức năng bình luận bị tắt ở Chiến lược phát triển ngành đến năm 2050 của công ty thép

Các công ty thép đang dần lấy lại phong độ trong ngành sau giai đoạn ngành bất động sản đóng băng. Theo đó, tập đoàn thép đang có kế hoạch tái cấu túc nhằm hướng đến phát triển bền vững năm 2050.

Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam – Yếu tố cấp bách cần thực hiện

Trong những năm gần đây, ngành thép đã có sự phát triển mạnh mẽ về năng lực và công nghệ sản xuất. Năng lực sản xuất phôi thép hiện nay của các doanh nghiệp dao động khoảng 27 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng [HRC] chiếm từ 7 đến 8 triệu tấn/năm.

Với thép xây dựng, năng lực sản xuất trong nước đạt khoảng 14 triệu tấn, đáp ứng được một phần nhu cầu xuất khẩu. Trong đó, 42% thép thành phẩm được sản xuất từ thép phế liệu nhập khẩu. 58% thép thành phẩm còn lại được sản xuất từ lò chuyên dụng và sử dụng quặng để làm nguyên vật liệu đầu vào.

Công ty thép xây dựng chiến lược phát triển bền vững đến năm 2050
Công ty thép xây dựng chiến lược phát triển bền vững đến năm 2050

Năng lực cạnh tranh của cong ty thep Việt hiện nay chưa cao vì phần lớn nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép buộc phải trải qua quá trình nhập khẩu. Ngành thép Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như: quặng, thép phế liệu, nên giá nguyên vật liệu đầu vào biến động sẽ làm cho giá thép thành phẩm thay đổi theo tình hình thị trường thế giới.

Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu thép cuộn cán nóng và các loại thép chất lượng cao vẫn trên đà ổn định, cần tiếp tục thu hút và đầu tư phát triển nhà máy sản xuất để giảm sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

Cần có chính sách rõ ràng để hỗ trợ ngành thép phát triển

Theo báo cáo, ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thép là ngành công nghiệp nền tảng, đóng góp cho sự phát triển của một số ngành như cơ khí chế tạo. Phát triển công nghiệp sản xuất thép và tăng số lượng nha may thep sẽ tạo điều kiện phát triển thị trường, tạo nguồn cung ứng ổn định và nâng cao năng suất cho các ngành công nghiệp.

Ngành thép cũng tác động vào quá trình chuyển dịch, đô thị hóa đất nước, tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy ngành thép có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước nhưng thực tế cho thấy Việt Nam không có chính sách rõ ràng để tăng năng lực cạnh tranh và đưa ra định hướng phát triển ngành thép.

Nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần có chính sách cụ thể để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, ngành thép chế biến chế tạo. Trong tương lai, điều quan trọng là cần đầu tư thêm nhiều nhà máy thép, dự án sản xuất lớn và chú trọng quy trình sản xuất thép cán nóng vì đây là loại thép chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo.

Theo dự báo, nhu cầu thị trường của ngành chế tạo có thể đạt đến 310 tỷ USD vào năm 2023. Nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD, cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỷ USD, thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD, giao thông đường sắt và tàu điện ngầm lần lượt chiếm 35 tỷ USD và 10 tỷ USD.