Trong nửa năm đầu 2023, hoạt động sản xuất và kinh doanh thép gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên sản lượng thép nhập khẩu tăng mạnh ảnh hưởng đến sức tiêu thụ thép nội địa. Do đó nhiều tập đoàn thép đã kiến nghị cần kiểm soát chặt chẽ số lượng và chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam.
Nhập khẩu thép tăng, sức tiêu thụ thép nội địa của tập đoàn thép giảm
Trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động sản xuất và kinh doanh thép không có tín hiệu khả quan. Tính riêng sản lượng thép thành phẩm chỉ đạt con số 13,103 triệu tấn, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng bán thép thành phẩm đạt 12,481 triệu tấn, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị xuất khẩu thép đạt 3,45 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022.
Lượng thép nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam hiện có xu hướng tăng cao. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, chỉ tính riêng trong tháng 6, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 958 nghìn tấn, tăng 14,3% so với tháng trước đó. Tổng cộng đến hết quý II/2023, thép nhập khẩu ghi nhận con số 5,56 triệu tấn với giá trị lên đến 4,77 tỷ USD. Hoạt động nhập khẩu đến từ Trung Quốc tăng mạnh, trong khi đó lại giảm khá sâu ở những thị trường khác. Cụ thể sản lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 3,07 triệu tấn [tăng 3,6%], Nhật Bản đạt 903 nghìn tấn [giảm 11,9%], Hàn Quốc đạt 510 nghìn tấn [giảm 24,9%].
Một số cong ty thep cho biết con số này đang đẩy các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thép trong nước vào thế khó khi phải cạnh tranh để tăng sức tiêu thụ.
Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này, Hiệp hội Thép cho biết tăng sản lượng thép nhập khẩu để được hưởng mức thuế 0%. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thép không nằm trong mặt hàng nhóm 2 gây mất an toàn nên không yêu cầu nghiêm ngặt giấy tờ về kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu. Các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã được tháo dỡ. Do đó các sản phẩm thép khác sẽ không phải chịu biện pháp phòng vệ thương mại nào.
Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu là điều tất yếu
Để bảo vệ ngành thép trong nước, các nha may thep đã kiến nghị cần xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam. Song song đó cần tiến hành tăng cường điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp đối với các loại thép nhập khẩu vào thị trường Việt.
Ngành thép Việt Nam hiện đã áp dụng một số biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thep xay dung trong nước. Trong đó biện pháp phòng vệ thuế quan và phi thuế quan được áp dụng khá nhiều hiện nay. Nhưng dựa vào bối cảnh thực tế ngày nay, doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu, cần triển khai thêm một số biện pháp kiểm soát chất lượng thép nhập khẩu để bảo vệ thép nội địa.
Trong khi chờ đợi biện pháp phòng vệ, xây dựng hàng rào kỹ thuật được ban hành, các công ty thép cần chủ động đổi mới công nghệ nhằm cung cấp thép xây dựng đạt chất lượng cao nhất. Doanh nghiệp nên thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm tăng sức cạnh tranh cho thép Việt.