Sản xuất thép xuất khẩu cần lưu ý vấn đề gì?

      Chức năng bình luận bị tắt ở Sản xuất thép xuất khẩu cần lưu ý vấn đề gì?

Sau quá trình sản xuất thép, ngoài việc tiêu thụ trong nước, nhiều doanh nghiệp còn hướng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng để xuất khẩu diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề gì?

Lưu ý khi sản xuất thép để xuất khẩu

  1. Mã HS thép và thuế

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, với bất cứ loại hàng hóa nào, để có thể xác định chính xác chính sách, mức thuế và thủ tục nhập khẩu, điều quan trọng là xác định mã số HS của sản phẩm.

Đối với thép xây dựng sẽ có nhiều mã HS, tùy thuộc vào tính chất sản phẩm mà nhà máy sản xuất sẽ đưa ra mã HS phù hợp. Để xác định chính xác mã HS, cần dựa vào tính chất, thành phần cấu tạo của loại hàng hóa xuất khẩu. Theo quy định hiện nay, căn cứ để cung cấp mã HS sẽ phụ thuộc vào loại hàng hóa xuất khẩu thực tế tại thời điểm xuất khẩu, thông qua catalogue, tài liệu kỹ thuật [nếu có] hoặc qua quá trình giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra sẽ trở thành là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa xuất khẩu.

công ty thép xây dựng

Cần đáp ứng được các tiêu chí khi sản xuất thép để xuất khẩu

  1. Các khoản thuế và chính sách thuế khi xuất khẩu

Theo quy định, do thép không thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu nên khi xuất khẩu các công ty thép không cần nộp VAT [VAT của hàng hóa xuất khẩu là 0%]

Xuất khẩu thép sang thị trường nước ngoài không có nhiều chính sách đặc biệt. Các công ty thép chỉ cần chuẩn bị bộ hồ sơ khai báo hải quan thông thường. Lưu ý là hãy trao đổi cụ thể với nhà nhập khẩu tại nước ngoài để biết ở quốc gia đó yêu cầu chứng từ nào đối với nhà xuất khẩu để quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng.

  1. Thủ tục xuất khẩu thép

Thông thường bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thép bao gồm:

  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu [áp dụng cho lần xuất khẩu đầu tiên].
  • Bản chính hóa đơn thương mại.
  • Bản chính giấy giới thiệu xuất khẩu.
  • Nếu xuất khẩu thép theo dạng container, cần cung cấp bản chính biên bản bàn giao container.
  • Bản sao chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại.
  • Bản sao bản thỏa thuận phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp.

  1. Nhãn hàng hóa xuất khẩu

Đối với thép xuất khẩu, cong ty thep cần dán nhãn shipping trên các kiện hàng nhằm đảm bảo thông quan nhanh chóng. Nội dung nhãn shipping sẽ có những nội dung sau:

  • Tên hàng hóa bằng tiếng Anh
  • Tên đơn vị nhập khẩu
  • Made in Vietnam
  • Số thứ tự kiện/tổng số kiện
  • Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
  • Lưu ý về vận chuyển hàng hóa [nếu có]

  1. Chứng nhận xuất xứ – C/O

Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu đơn vị xuất hàng hóa chứng minh Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, với một số trường hợp nhất định, người mua hàng sẽ cần người xuất khẩu cung cấp giấy tờ chứng minh hàng hóa thuộc xuất xứ Made in Vietnam.

Đối với một số khách hàng tại các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, khi nhập khẩu thép sẽ yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu. Mục đích là để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

  1. Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu thép

Thời gian vận chuyển thép bằng đường biển và đường hàng không không cố định, tùy thuộc vào tình hình thời tiết và thủ tục thông quan. Về chi phí xuất khẩu, cước vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố cố định và biến động theo thời gian.