Tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy sản xuất thép

      Chức năng bình luận bị tắt ở Tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy sản xuất thép

Năm 2023 được đánh giá khó khăn cho các nhà máy sản xuất thép do nhu cầu sụt giảm. Để cải thiện tình hình kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố khách quan cũng như có giải pháp điều chỉnh hợp lý.

Những thử thách của thị trường thép

Không chỉ trong nước, thị trường thép trên thế giới có nhiều biến động. Cạnh tranh cao, cầu yếu hơn cung, lượng hàng thép tồn kho [thép cuộn, thép thanh vằn…] tăng mạnh khiến giá thép xây dựng liên tục giảm. Các công ty dựa vào tình hình chung để điều chỉnh công suất hoạt động của nhà máy và đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn.

Theo báo cáo, lượng sản xuất và tiêu thụ chỉ đạt bằng 82% so với kế hoạch đặt ra. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng sản xuất vật liệu. Nói cách khác các nha may san xuat thep gặp khó khăn khi giải quyết bài toán nguyên liệu đầu vào, làm thế nào để tối ưu chi phí và hạ giá bán. 

Dù xuất khẩu thép xây dựng nhiều nhưng nước ta cũng phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép.

Thị trường thép diễn biến phức tạp buộc doanh nghiệp thép cần thích ứng linh hoạt

Trong năm 2023, dù nhiều doanh nghiệp thép đã có nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp cải thiện tình hình kinh doanh, nhưng do nền kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, việc tìm đầu ra để giảm lượng tồn kho là thách thức lớn cho bất kỳ doanh nghiệp thép nào. Các mặt hàng thép xây dựng [thép cuộn, thép thanh vằn…] liên tục điều chỉnh giá cho thấy bất động sản vẫn chậm hồi phục.

Với tình hình trên, để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh thì các nhà máy thép cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với dự báo thị trường để giảm lượng tồn kho, ứng phó linh hoạt với biến động của ngành. Bên cạnh đó các tập đoàn cũng tăng cường rà soát, quản lý các công đoạn trong quá trình sản xuất; đầu tư vào từng khu vực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, phát huy tối đa lợi thế về nguyên liệu đầu vào để duy trì hoạt động kinh doanh trong thời điểm khó khăn chung.

Về tầm vĩ mô, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều giải pháp điều hành nhằm ổn định kinh tế cũng như tập trung giải ngân vốn đầu tư công giúp tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực, nhất là ngành xây dựng. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng rằng sau những biện pháp can thiệp của Nhà nước đồng hành nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp, các khó khăn và thách thức của ngành thép sẽ dần được tháo gỡ.