Các nhà máy thép buộc phải thúc đẩy nhanh hơn quá trình sản xuất xanh, giảm phát thải để hướng tới phục tiêu Net Zero trong dài hạn. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu xanh hóa ngành thép có phải là thách thức lớn với các doanh nghiệp thép hiện nay?
Sản xuất thép Xanh là khó khăn hay cơ hội?
Các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt sẽ có thời gian khoảng 3 năm chuyển tiếp trước khi cơ chế CBAM của EU chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 và áp dụng chính thức vào năm 2034.
Mức phát thải trung bình trong ngành thép của Việt Nam hiện đạt con số 2,51 tấn CO2/tấn thép thô, trong khi thế giới chỉ dao động khoảng 1,85 tấn CO2/tấn thép thô. Có thể nói, tác động của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang EU là một thách thức lớn trong ngắn hạn. Nhưng xét về dài hạn, nhờ vào với quá trình hướng đến xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển năng lượng xanh, sản xuất xanh, đây chính là cơ hội để nha may thep Việt nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Giảm phát thải khí nhà kính là yếu tố mà nhiều doanh nghiệp đang hướng đến trong tương lai. Để thực hiện tốt vấn đề này, các doanh nghiệp thép cần kiểm soát lượng khí thải nhà kính theo yêu cầu của Bộ Công Thương và CBAM nếu muốn xuất khẩu sang EU.
Nhưng trên thực tế, việc thực hiện giảm phát thải không dễ dàng thực hiện. Điều này đòi hỏi nguồn vốn lớn và công nghệ sản xuất tiên tiến. Thực tế trong bối cảnh tập đoàn thép đang gặp nhiều khó khăn về giá cả, đầu ra sản phẩm, tác động từ các biện pháp phòng vệ thương mại thì việc đầu tư công nghệ để giảm phát thải là một thách thức lớn.
Sản xuất thép xanh là một quá trình dài, đòi hỏi nguồn lực về tài chính, công nghệ, sự chủ động của doanh nghiệp trong khi các quy định giảm phát thải carbon vẫn còn mới. Dự báo đến năm 2050, các doanh nghiệp sẽ trung hòa được carbon và hướng đến sản xuất thép Xanh bền vững.
Một số tập đoàn thép cho biết, năm 2023 là một năm khó khăn đối với ngành thép Việt khi giá thép giảm liên tục, tiêu thụ kém, tồn kho tăng cao. Để có thể gỡ khó khăn và tăng xuất khẩu, các doanh nghiệp thép trong nước phải nâng cao kiến thức và hướng tới sản xuất xanh, nhằm bắt kịp xu thế của thế giới.
Để làm được điều này, ngoài sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần đơn giản hóa thủ tục và báo cáo dữ liệu chính xác liên quan đến phát thải CO2. Bên cạnh đó, công ty thép cần chủ động xây dựng chiến lược hành động để ứng phó với Cơ chế CBAM của EU để cải thiện hoạt động xuất khẩu thép Việt sang thế giới.