Các nhà máy luyện thép phát thải khá nhiều CO2 trong môi trường. Hiện nay nhiều doanh nghiệp thép đang nghiên cứu tìm phương pháp mới để xanh hóa quá trình sản xuất thép mà không cần sử dụng công nghệ phức tạp.
Xanh hóa sản xuất thép
Để giảm lượng CO2 thải ra ngoài thị trường, nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất sử dụng perovskite – tinh thể chứa barium carbonate, calcium carbonate, quặng sắt và niobi, để tái chế CO2 thải ra từ các lò luyện thép.
Perovskite có thể sử dụng để tách CO2 thành carbon monoxide (CO) và oxygen (O2), sau đó CO sẽ được dùng để thay thế than cốc luyện kim nhằm khử quặng sắt thành sắt kim loại. Phương pháp hứa hẹn sẽ cắt giảm 90% lượng than cốc sử dụng so với cách luyện thép truyền thống.
Hệ thống luyện thép mới tạo ra một vòng khép kín, trong đó carbon sẽ được phân tách và đưa trở lại hệ thống để tái sử dụng. Sau khi tái chế, khí thải từ lò luyện thép sẽ được giữ lại và dùng cho đợt sản xuất thép tiếp theo. Xanh hóa quá trình sản xuất thép xây dựng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành, giảm 88% lượng khí thải nhà kính.
Hoạt động sản xuất thép chiếm khoảng 8% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Để giảm lượng CO2 thải ra môi trường, cần thời gian và chi phí để tìm ra phương án sản xuất thép xanh [thép gân, thép cuộn…].
Tính đến hiện tại, giải pháp thay thế phương pháp sản xuất thép truyền thống là sử dụng hydro sạch để biến quặng sắt thành sắt kim loại. Quy trình này mặc dù ra đời khá lâu, song do chi phí khá lớn nên các nhà máy thép cuộn xây dựng chưa đầu tư mạnh để ứng dụng vào quá trình sản xuất.
Khi lựa chọn sử dụng khoáng chất perovskite để biến CO2 thành CO, sau đó đưa trở lại lò cao như một giải pháp thay thế cho than cốc, chi phí sản xuất, chi phí vận hành sẽ giảm đáng kể. Nhưng phương pháp này chỉ phù hợp sử dụng với các lò sản xuất thép truyền thống hiện có, tránh các khoản đầu tư khổng lồ mà quy trình trình sản xuất thép dựa trên hydrogen.
Tuy nhiên tại Việt Nam, phương pháp sản xuất thép bằng công nghệ Perovskite chưa được ứng dụng rộng rãi. Nguyên nhân lớn nhất đến từ chi phí đầu tư và tính khả thi vẫn chưa được chứng minh chắc chắn. Do đó giải quyết bài toán giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất thep xay dung vẫn là vấn đề lớn mà các công ty thép đang tìm kiếm câu trả lời.