Các tập đoàn thép ngày nay đều cần đáp ứng các điều kiện về môi trường nếu muốn hoạt động bền vững. Đứng trước vấn đề này, có những giải pháp nào phải thực hiện để hạn chế ô nhiễm?
Sản xuất thép tác động thế nào đến môi trường?
Cứ sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5 – 1 tấn xỉ, 10.000 m3 khí thải, 100 kg bụi và các chất ô nhiễm như axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim… Bầu khí quyển tại các vùng luyện kim bị ô nhiễm với tỷ lệ gần 60%. Chưa kể việc sản xuất thép cần dùng nhiều năng lượng hóa thạch như than, gas, dầu và các chất phụ trợ khác như hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò.
Nhà máy sản xuất thép khi hoạt động tạo ra lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường với một lượng bụi lên tới hàng nghìn tấn/năm, thành phần chủ yếu là các oxit kim loại và những loại oxit khác (FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO), các loại khí thải chứa CO, CO2, SO2, NO2. Bên cạnh đó còn gây ô nhiễm nhiệt, rung động, tiếng ồn ảnh hưởng khu vực dân cư sinh sống gần đó.
Giải pháp cho ngành thép
Để đạt mục tiêu “xanh hóa”, ngành thép Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp thép về bảo vệ môi trường đối với sự phát triển bền vững của ngành. Đây chính là trách nhiệm cần phải được thực hiện nghiêm túc dựa theo các văn bản pháp luật liên quan về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Về phía nhà nước, các cơ quan chức năng không phê duyệt những Dự án đầu tư nha may san xuat thep sử dụng công nghệ lạc hậu, không đáp ứng các điều kiện môi trường; đồng thời phải trang bị đủ hệ thống thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất thép theo TCVN và tiêu chuẩn ISO 14000, cũng như phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các đơn vị trong ngành gang thép.
Mặt khác, phải củng cố và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường; chú trọng tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tăng cường hợp tác trong nước và ngoài nước về nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực chuyên môn về bảo vệ môi trường.
Một giải pháp quan trọng nữa là các nha may thep lựa chọn áp dụng công nghệ khai thác, chế biến và sản xuất thép tiên tiến; chú trọng công nghệ “Sản xuất sạch hơn” tại một số đơn vị trọng điểm; đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, lấy việc phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải, hạn chế phát sinh gây tác động tiêu cực bằng việc sử dụng công nghệ ít tiêu tốn vật tư, nguyên nhiên liệu…