Giá nguyên liệu đầu vào biến động buộc các doanh nghiệp thép giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, ngành thép nói chung và nhà máy sản xuất thép vẫn gặp khó khăn khi giải quyết bài toán đầu ra cho thép thành phẩm.
Áp lực chi phí đầu vào cho các nhà máy thép
Trong vòng nửa đầu tháng 4, giá thép nội địa đã có mức giảm sâu sau nhiều lần tăng giá từ đầu năm 2023. Nguyên nhân là do mức tiêu thụ trên thế giới khá yếu so với kỳ vọng đặt ra. Giá một số nguyên vật liệu đầu vào khác cũng có xu hướng hạ nhiệt. Giá phôi thép cũng đang trên đà giảm giá sau đợt hồi phục vào quý 1 và con số hiện tại ghi nhận ở mức 60 đến 70 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước.
Nhà máy sản xuất thép gặp áp lực tiêu thụ và xuất khẩu
Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam, mức sản xuất thép thành phẩm trong quý vừa qua đã tăng 2.25% nhưng giảm 27.9% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thép bán ra có dấu hiệu tăng 6.29% trong quý trước nhưng giảm 29% so với cùng kỳ.
Lĩnh vực bất động sản hiện vẫn gặp khá nhiều khó khăn về nguồn vốn, số lượng công trình tại khu vực tư nhân vẫn còn ít. Điều này dẫn đến số lượng thép sử dụng cho các công trình xây dựng chưa cao. Mối lo lắng của các nha may san xuat thep còn đẩy lên cao khi hoạt động xuất khẩu rơi vào thế khó, nền kinh tế vẫn rơi vào tình trạng suy thoái.
Giảm chi phí sản xuất, nhà máy sản xuất thép vẫn gặp nhiều khó khăn
Đi tìm giải pháp cho nhà máy sản xuất thép
Tuy vẫn còn tồn tại nhiều thách thức nhưng vẫn có một số điểm sáng về đầu tư công có thể hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ thép nội địa. Hoạt động xuất nhập khẩu tại một số thị trường mới nổi phần nào giúp tháo gỡ áp lực cho các nhà máy thép hiện nay.
Cụ thể, ngân sách dành cho đầu tư công trong năm 2023 hiện tăng cao nhất trong lịch sử với con số 704 nghìn tỷ, cùng tỷ lệ giải ngân từ chính phủ lên đến 95%. Bất động sản tư nhân vẫn còn ở thế khó, nhưng các nỗ lực tháo gỡ khó khăn về vốn, lãi suất ngân hàng sẽ phần nào hỗ trợ cho các tập đoàn thép và tạo ra nhu cầu tiêu thụ thép.
Đối với hoạt động xuất khẩu, ngoài tăng chất lượng, đảm bảo vị thế cạnh tranh, tìm kiếm thị trường tiềm năng cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét. Thời gian gần đây nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tại thị trường Ấn Độ có sự tăng trưởng khá mạnh. Tốc độ tăng trưởng đạt 11.3% nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ để hiện đại hóa đất nước.