Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu thép xây dựng hiện nay

      Chức năng bình luận bị tắt ở Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu thép xây dựng hiện nay

Thị trường thép toàn cầu có nhiều biến động, tạo nên cơ hội và thách thức cho xuất khẩu thép xây dựng trong nước. Các doanh nghiệp cần làm gì trong thời điểm hiện tại?

Những động lực và khó khăn từ thị trường thép thế giới

Dưới tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine cộng với sự chênh lệch giá thép tại châu Âu, đây được xem là cơ hội xuất khẩu cho các cong ty thep Việt Nam hiện nay.

Cụ thể, những công ty thép trong nước có thể tăng cường mở rộng thị phần ở châu Âu trong khi các đối thủ cạnh tranh đang đối mặt với những thách thức về chi phí sản xuất và chính sách thương mại. Đáng chú ý là lượng sắt thép xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh khi nước này tiến hành giảm lượng phát thải carbon.

Ngành thép trong nước kỳ vọng vào hạng mục phát triển hạ tầng đô thị, đầu tư công để kích cầu tiêu thụ. Điều này giúp cho các cong ty thep hoạt động ổn định, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước. Để có được lợi thế trong xuất khẩu, các tập đoàn thép nên chủ động hơn khi sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm nằm trong hệ sinh thái sản xuất thép.

Thép xây dựng kì vọng phục hồi nhờ đầu tư công
Ngành thép kỳ vọng vào sự phục hồi của bất động sản, đầu tư công

Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội, các thách thức mà ngành thép cần đối mặt đó là vấn đề dư cung, phòng vệ thương mại gia tăng, ảnh hưởng từ biến động giá nguyên liệu và các chính sách thuế.

Tỉ lệ nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất thép như quặng sắt, thép phế liệu, nhiên liệu (han mỡ, coke, điện cực) vẫn còn chiếm lượng lớn. Như vậy thị trường thép trong nước vẫn phải chịu sự chi phối lớn từ thị trường thế giới.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động xuất khẩu, các mặt hàng thép của Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại lớn từ các biện pháp điều tra phòng vệ thương mại của nhiều nước trên thế giới.

Từ tình hình trên, nhiều doanh nghiệp thép cần có chiến lược đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hậu đại dịch. Để ngành thép phát triển bền vững trong tương lai, nâng cao chất lượng thép Việt Nam tiệm cận với thế giới là điều các doanh nghiệp cần làm để đáp ứng được những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường thế giới.

Sự bền vững của ngành thép không thể thiếu những chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước. Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời có đối sách ứng phó các vụ kiện phòng vệ thương mại từ các nước khác với thép xuất khẩu từ Việt Nam.