Theo đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định, các công ty thép trong nước sẽ có nhiều cơ hội hồi phục tình hình kinh doanh nhờ vào các chính sách hỗ trợ và những dự báo lạc quan cho nền kinh tế nửa cuối năm.
Điểm sáng cho thị trường thép nửa cuối năm 2023
Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng, cụ thể dành 113.840 tỷ đồng phát triển hạ tầng cho các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc — Nam, sân bay Long Thành, cảng Logistics… Ngoài ra, Chính phủ cũng đã phê duyệt gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đây sẽ là những yếu tố này thúc đẩy cong ty thep sản xuất cho quý III và quý IV năm 2023.
Một điểm sáng nữa là tình hình kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng tích cực hơn so với thế giới. Năm 2023 tuy được dự đoán vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển. Cụ thể tăng trưởng GDP dự kiến đạt từ 6,47% — 6,83%. Ngược lại, các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ khoảng 1,5%; tại Mỹ chỉ khoảng 0,5%; còn các nước Đông Nam Á trung bình khoảng 5%.
Nhu cầu thép trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn. Các nhà máy thép nên tập trung sản xuất thép chất lượng cao để đáp ứng xu hướng thị trường.
Vẫn có nhiều kỳ vọng cho ngành thép xây dựng nửa cuối năm 2023
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ thép thô vẫn giảm vẫn còn yếu nhưng thị trường đã có dấu hiệu cải thiện. Những khó khăn chung mà các tập đoàn thép phải đối mặt hiện nay đó là giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến giá phôi thép tăng nhẹ. Đầu tháng 3, thị trường thép trong nước ghi nhận mức giá chào bán phôi thép tăng lên nhưng hiện đang chững lại. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch trên thị trường vẫn sôi động so với thời điểm trước đó.
Sau thời điểm Tết nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thép xây dựng không đạt kỳ vọng ngay cả khi mùa xây dựng bắt đầu. Do thị trường bất động sản bị đình trệ và hệ thống ngân hàng tiến hành siết chặt tín dụng khiến lượng thép bán ra chậm. Doanh số thép xây dựng trong 2 tháng đầu năm đạt 1,7 triệu tấn, giảm 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó lĩnh vực xuất khẩu thép giảm 34,5%, xuống 262.000 tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Với tình hình hiện tại, tuy còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng các công ty thép cần linh hoạt thay đổi chiến lược kinh doanh để tận dụng các cơ hội, điểm sáng tích cực cuối năm 2023 để tối đa hóa lợi nhuận.