Ngày càng nhiều các nhà máy luyện thép tăng cường sản xuất thép tái chế, điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Vậy tái chế thép trải qua bao nhiêu công đoạn?
Quy trình tái chế thép
Thu gom và phân loại
Nguyên liệu đầu vào có thể là các cấu trúc thép không còn sử dụng, phế liệu từ các công trình xây dựng. Từ đây các loại thép cũ, thép phế được phân loại dựa theo chất lượng và tính chất của từng loại thép.
Cắt và nghiền
Các tấm thép cũ được chọn lọc đưa đến nhà máy sản xuất thép sau đó tiến hành cắt thành các mảnh nhỏ và sau đó nghiền thành các hạt thép nhỏ hơn. Quá trình này giúp tăng cường diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và các chất liệu xử lý tiếp theo.
Nung chảy
Thép sau khi được nghiền sẽ được đưa vào lò nấu nung. Nhiệt độ cao trong lò sẽ làm tan chảy và loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như sơn phủ, chất kết dính hoặc bụi bẩn. Quá trình này chúng ta có gang thô.
Tinh chế và định hình thép
Gang thô tiếp tục được tinh chế thông qua các quy trình khử photpho, lưu huỳnh và cacbon. Sau đó sẽ được định hình lại thông qua các khuôn, máy kéo nhằm tạo ra các sản phẩm thép cuối cùng với các kích thước và hình dạng khác nhau.
Kiểm tra chất lượng
Tại các nha may san xuat thep, mỗi lô sản phẩm thép tái chế sẽ được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần thiết. Đặc biệt là các tính chất vật lý quan trọng của thép như độ dẻo dai, độ bền, và khả năng chịu tải.
Hiện nay, việc tái chế thép không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên mà còn giúp công ty thép giảm thiểu lượng phế thải và khí thải gây ô nhiễm cho môi trường. Bên cạnh đó việc sử dụng thép tái chế cũng giúp giảm chi phí sản xuất và tăng sự cạnh tranh trên thị trường, nhất là xuất khẩu.