Phôi thép cũng có nhiều loại khác nhau, vậy mỗi loại có đặc điểm ra sao? Tìm hiểu các đặc tính của những loại phôi thép phổ biến nhất trong bài viết bên dưới.
Phân biệt các loại phôi thép phổ biến
Mỗi loại phôi thép sẽ có những đặc điểm riêng về kích thước, hình dạng, thành phần hóa học, cụ thể như sau:
– Phôi thép vuông: Mặt cắt ngang là hình vuông với quy cách sản xuất thường là 100×100, 125×125 và 150×150 [mm]. Loại phôi thép này được dùng chủ yếu để sản xuất thép cuộn và thép gân trong xây dựng.
– Phôi thép dẹt: Có mặt cắt ngang hình chữ nhật và kích thước lớn hơn so với phôi thép vuông. Loại phôi thép này thường được sử dụng để sản xuất thép tấm cán nóng hay thép cuộn cán nguội.
– Phôi thép Bloom: Đây là loại phôi thép có kích thước lớn so với phôi thanh và phôi dẹt, có thể sử dụng thay thế hai loại phôi trên khi sản xuất thép xây dựng.
Các thành phần hóa học ảnh hưởng đến tính chất của phôi thép
Bên cạnh đó, các thành phần hóa học trong mỗi loại phôi thép trên cũng có sự khác biệt. Thành phần chính bao gồm sắt, cacbon, lưu huỳnh, photpho, silic và oxy. Tỉ lệ các nguyên tố này sẽ ảnh hưởng đến tính chất cơ học và khả năng chống ăn mòn của phôi thép đó. Cụ thể như sau:
– Về độ dẻo và độ dai: Thể hiện khả năng chịu biến dạng của thép mà không bị gãy hoặc vỡ khi có lực tác động. Hàm lượng cacbon, silic, nhôm, niobi và các nguyên tố hợp kim khác ảnh hưởng đến tính chất này. Như vậy, cứ giảm 0.1% cacbon thì độ dẻo tương đối của thép sẽ tăng lên khoảng 2-4%. Ngoài ra, silic, nhôm và niobi cũng có tác dụng tăng cường độ dẻo và độ dai của thép xây dựng.
– Về độ cứng và độ bền: Yếu tố quyết định phụ thuộc vào hàm lượng cacbon, mangan, molypden, vanadi và các nguyên tố hợp kim khác. Đây là các nguyên tố giúp tăng sự liên kết giữa các nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể, hạn chế sự di chuyển của chúng dưới tác động của lực kéo. Chỉ cần tăng 0.1% cacbon thì độ cứng của thép sẽ tăng lên khoảng 20-25HB. Tuy nhiên nếu tăng độ bền lên thì độ dẻo tương đối của thép lại giảm đi khoảng 2-4%.
– Chống ăn mòn: Thể hiện độ bền bỉ, hạn chế tác động từ các yếu tố môi trường như oxy, nước, axit, muối v.v. Để có khả năng chống ăn mòn, nha may thep thường điều chỉnh hàm lượng chromi, niken, molypden, titan và các nguyên tố hợp kim khác trong sản xuất. Tác dụng của các nguyên tố này đó là tạo ra một lớp màng bề mặt nhằm bảo vệ thép trước sự xâm nhập và ăn mòn từ môi trường bên ngoài. Như vậy cứ tăng 10% chromi thì khả năng chống ăn mòn của thép sẽ tăng lên khoảng 25%.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại phôi thép phổ biến. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức về quá trình sản xuất thép xây dựng.