Sản xuất thép có chuyển biến tích cực

      Chức năng bình luận bị tắt ở Sản xuất thép có chuyển biến tích cực

Trong năm 2024, sự phục hồi của thị trường dự báo sẽ giúp hoạt động các nhà máy luyện thép được cải thiện sau thời gian dài chịu thua lỗ và tồn kho. Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu trong nước và gia tăng xuất khẩu.

Các tín hiệu hồi phục cho ngành thép trong nước

Trong Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá ngành công nghiệp thép Việt Nam đã có nhiều phát triển rõ nét. Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu trong nước và gia tăng xuất khẩu. Sản xuất thép thô, thép xây dựng, thép cán nguội đã đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu trong nước. Việt Nam hiện đứng thứ 13 thế giới về sản xuất thép thô và đứng đầu khu vực ASEAN.

Ngành thép có nhiều doanh nghiệp tiêu biểu đầu tư lớn, công nghệ hiện đại. Việt Nam đã phát triển được công nghệ sản xuất lò cao luyện gang với dung tích lớn hơn 2000m3, cạnh tranh được với các sản phẩm thép từ các lò cao dung tích tương tự của Trung Quốc. Các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng, tôn mạ và sơn phủ màu, thép cán nguội, ống thép đã từng bước chiếm thị phần cao hơn trong nước, giảm sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

Cơ cấu sản xuất thép chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng sản lượng thép cán và giảm tỷ trọng thép hình. Đây là tín hiệu tốt khi thép cán đòi hỏi đặc tính kỹ thuật cao hơn, là đầu vào của nhiều ngành cơ khí, chế tạo, trong khi thép hình chủ yếu dùng trong ngành xây dựng. Xuất khẩu thép tăng trưởng tốt, chuyển dịch tích cực sang các thị trường yêu cầu cao về kỹ thuật, chất lượng và tiêu chuẩn môi trường [thép xanh] như Mỹ, EU và một số nước châu Á – Thái Bình Dương. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thép chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao như thép cán và thép hình, giảm tỷ trọng thép nguyên liệu.

Bộ Công Thương chỉ ra năng lực sản xuất của các nha may thep trong nước còn hạn chế, dẫn đến tình trạng nhập siêu về thép, đặc biệt thiếu hụt sản phẩm thép chất lượng cao. Ngành thép phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu như thép phế liệu, than cốc, quặng sắt, phôi thép, dẫn đến bị động về giá khi giá nguyên liệu biến động. Công nghệ sản xuất còn hạn chế, nhiều đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, khả năng cạnh tranh thấp và gây ô nhiễm môi trường.

nhà máy sản xuất thép

Sự thiếu hụt sản phẩm thép chất lượng cao dẫn đến nhập khẩu thép tăng

Trợ Lực Để Ngành Thép Vươn Lên

Trước mắt, để vực dậy ngành thép, các chuyên gia kinh tế đề xuất đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thu hút đầu tư toàn xã hội để gia tăng tổng cầu cho ngành thép. Cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho ngành thép Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá hợp lý từ nước ngoài.

Ngoài ra, cần hỗ trợ doanh nghiệp thép đầu tư phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là nghiên cứu, phát triển sản phẩm thép chất lượng cao, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng. Hỗ trợ phát triển ngành thép theo hướng xanh, tuần hoàn, phát thải carbon thấp để ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường [thep xanh]. Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng hỗ trợ doanh nghiệp dự báo nhu cầu sắt, thép, cân đối nhu cầu thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bộ Tài chính cần áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trong nước. Điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu theo hướng tăng dần, đầu vào ở mức thấp, sản phẩm tinh sẽ áp thuế cao hơn để tạo rào cản pháp lý bảo vệ doanh nghiệp trong nước.