Nhu cầu tiêu thụ giảm, thép xây dựng trong nước còn đối mặt với làn sóng nhập khẩu từ Trung Quốc với giá thành rẻ. Đứng trước bài toán khó này, các doanh nghiệp thép Việt Nam xoay sở ra sao?
Thép Trung Quốc “ồ ạt” sang Việt Nam
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong nửa đầu năm 2023, thị trường thép Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của thép Trung Quốc nhập khẩu với 3,07 triệu tấn, chiếm hơn 55,2% tổng sản lượng thép nhập khẩu.
Chủ tịch VSA Nghiêm Xuân Đa cho biết, việc thép Trung Quốc nhập khẩu mạnh vào Việt Nam khiến cho các cong ty thep khó có thể cạnh tranh và nguy cơ cao chịu thua trên chính “sân nhà”.
Chính vì thế, Hiệp hội Thép Việt Nam đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm đề xuất xây dựng hàng rào kỹ thuật, tăng cường thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam.
Thép nhập khẩu gây khó khăn cho doanh nghiệp thép trong nước
Lý do chính đó là ngành thép đóng vai trò là ngành công nghiệp cốt lõi, xương sống của nền kinh tế, chất lượng sản phẩm thép còn tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Đã có nhiều quốc gia trên thế giới tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Cụ thể đó là các quốc gia có nhiều nhà máy sản xuất thép như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Anh… Đối với sản phẩm nhập khẩu, các quốc gia này đều yêu cầu nhà cung cấp phải xuất trình đủ giấy chứng nhận tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu. Làm như vậy sẽ góp phần ngăn chặn làn sóng nhập khẩu nhiều sản phẩm kém chất lượng, dễ dàng kiểm soát với thép nhập khẩu giá rẻ.
Hiện tại, các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có mức thuế bằng 0%. Cùng với sự dỡ bỏ các biện pháp phòng vệ thương mại, đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện tràn lan của nhiều sản phẩm thép như tôn mạ, tôn màu, ống thép, thép dự ứng lực… Một đặc điểm nữa đó là các hàng hóa này lại không thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm.
Khi các nha may san xuat thep trong nước đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra tiêu thụ, Chính phủ và các bộ ngành lúc này cần chủ động đưa ra biện pháp mạnh mẽ hơn thúc đẩy ngành thép trong nước hồi phục như tăng cường đầu tư công, vực dậy thị trường bất động sản nhằm tăng cầu cho thị trường. Dĩ nhiên bên cạnh đó là những biện pháp phòng vệ thương mại mạnh mẽ hơn, siết chặt hơn để bảo vệ doanh nghiệp thép nội địa.