“Xanh hóa” sản xuất thép – Hướng đi phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Nhằm hướng tới nền công nghiệp phát triển bền vững, đạt mục tiêu giảm thải khí nhà kính, các công ty sản xuất thép cần có những giải pháp cải tiến trong sản xuất. Nhiều doanh nghiệp chủ động chiến lược kinh doanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoạt động gắn liền với bảo vệ môi trường.

“Xanh hóa” khâu sản xuất

Theo các chuyên gia nhận định, hoạt động sản xuất thép là một trong những ngành công nghiệp thải lượng khí nhà kính lớn nhất. Do vậy, ngành thép nói chung cần hiện đại hóa khâu sản xuất, giảm tiêu hao nguyên | nhiên liệu, điện năng,… 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn an toàn lao động, sức khỏe cộng đồng và người lao động càng được quan tâm. Trong quá trình hoạt động, lượng bụi bẩn phát sinh từ các nha may san xuat thep do đốt nguyên liệu cháy, khí thải từ các thiết bị rò rỉ… gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người.

Các nhà máy sản xuất thép hiện nay đã nỗ lực đầu tư vào các hệ thống xử lý không khí, giảm thiểu xả thải ra môi trường… để bảo vệ sức khỏe người lao động cũng như hạn chế tối đa các tác hại cho môi trường.

Vấn đề xử lý bụi, khí thải tại các nhà máy, khu công nghiệp đã và đang được không ít tập đoàn thép chú trọng. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như quy mô nhà máy, chi phí đầu tư hay tính chất của từng loại bụi, hiện nay có nhiều phương pháp xử lý bụi khác nhau, giúp tăng hiệu quả hút lọc tối đa lượng bụi, nâng cao chất lượng không khí và an toàn cho sức khỏe người lao động.

Giảm thiểu các tác động môi trường từ doanh nghiệp sản xuất thép góp phần nâng cao giá trị thép Việt tại thị trường nội địa và xuất khẩu thế giới

Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 

Nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt với đối tác nước ngoài, bên cạnh những lợi thế về giá thành, chất lượng sản phẩm cần đi kèm với các điều kiện sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của quốc tế, giảm thiểu tác động nhà kính và an toàn cho người lao động. Các nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam từng bước chuyển mình theo thời đại như: đầu tư dây chuyền công nghệ, trang bị hệ thống kiểm soát chất thải theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp cho người lao động có thể yên tâm công tác, làm việc và hạn chế tác động đến môi trường sống.

Ngoài sự quan tâm đầu tư, cải tiến và áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại của doanh nghiệp thép, song song đó cũng cần có sự khuyến khích và hỗ trợ từ Chính phủ, các ban ngành như: xây dựng định mức phát thải ngành và hướng dẫn kỹ thuật áp dụng; xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp nắm rõ các công nghệ khử carbon phù hợp khi áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.